Những tháng đầu 2025 này là một giai đoạn khá bận rộn với NVIDIA. Sau cả năm dài loay hoay khắc phục sự cố với con chip AI GB200 đắt đỏ nhất thế giới, công ty này quay lại với chiến trường quen thuộc – card đồ hoạ chơi game. Lần lượt những cái tên RTX 5090, RTX 5080, RTX 5070 và RTX 5070 Ti chào sân (sắp tới còn RTX 5050, 5060). Song hàng loạt sự cố xảy đến, từ khan hàng, bị đội giá, driver lỗi, màn hình đen cho tới tệ hơn nữa là cháy cáp nguồn 16 chân, thiếu ROP, hình ảnh công ty này dần “xấu xí” đi trong mắt người dùng. Thông tin mới nhất về việc RTX 50 Series bán chạy gấp đôi RTX 40 Series liệu có đúng?
Nvidia tuyên bố họ đã xuất xưởng số lượng GPU 50 series gấp đôi so với 40 series trong 5 tuần đầu tiên của mỗi dòng sản phẩm.
Gần đây còn có tin những chiếc laptop mới trang bị GPU Blackwell mới nhất của NVIDIA cũng có khả năng bị thiếu ROP như phiên bản desktop. Tình hình nghiêm trọng tới mức đại diện hãng phải liên hệ báo giới để trấn an dư luận. Theo đó họ sẽ cung cấp bản vBIOS mới cho các GPU này và thời gian ra mắt có thể muộn hơn dự kiến. Tất nhiên đấy là cách công ty này nói, còn thực tế ra sao thì chỉ các đối tác của NVIDIA là rõ nhất.
Còn mới đây nhất, NVIDIA công bố thông tin cho thấy doanh số dòng card RTX 50 (Blackwell) của họ “bán chạy như tôm tươi” kể từ khi ra mắt. Cụ thể khi so với dòng card RTX 40 (Ada) trong vòng 5 tuần đầu ra mắt, số lượng RTX 50 bán được luôn nhiều gấp đôi. Có nghĩa tình hình RTX 50 không “tệ” như chúng ta vẫn nghĩ, đúng chứ?
Thực tế thông tin NVIDIA đưa ra không hẳn sai nhưng nó chỉ là “một nửa ổ bánh mỳ”. “Nửa còn lại” là thời điểm ra mắt từng model sản phẩm. RTX 5090/5080 ra mắt trong cùng ngày 30/1/2025. RTX 5070 Ti ra mắt muộn hơn 3 tuần lễ, nhưng đây là mẫu Blackwell đáng mua nhất. Còn RTX 4090 ra mắt “mình ên” vào 12/10/2022, phải hơn 1 tháng sau nó mới được “tiếp sức” bởi RTX 4080 (16/11/2022).
Có nghĩa khoảng thời gian 5 tuần đầu tiên của RTX 40 gần như chỉ có mỗi RTX 4090 “gánh team”. Còn RTX 50 có tận 3 model khác nhau. Đấy là chưa tính tới yếu tố RTX 4090 dựa trên die AD102 có kích thước lớn nhất trong RTX 40, nên sản lượng của nó sẽ thấp hơn các model còn lại. RTX 5090 tuy dựa trên die GB202 bự hơn AD102 nhưng RTX 5080/5070 Ti dựa trên die GB203 có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.
Từ đó để mà nói RTX 50 bán chạy hơn RTX 40 thì vấn đề chẳng qua là… RTX 40 trong 5 tuần đầu tiên số lượng quá nhỏ giọt!
Và ngay cả khi sản lượng RTX 50 có cao hơn RTX 40, thì cũng không có nghĩa là hàng xếp đầy kho, người mua không phải chen chúc chờ đợi trong mòn mỏi. Việc mua được RTX 50 “đúng giá” gần như là không thể vào lúc này. Theo ghi nhận trên “chợ trời” eBay trong 30 ngày qua, người mua phải đấu giá mới có thể sở
Các cải tiến trong bộ công cụ RTX Remix, kết hợp với các tính năng dựng hình bằng AI như neural radiance cache, giúp khung hình tăng hơn gấp đôi so với phiên bản beta của Remix. Nhưng khi đi vào chi tiết, câu chuyện lại khác.
Hiệu năng cơ bản của RTX Remix beta đạt 125 FPS — đó là khi sử dụng DLSS 3.5 và công nghệ tạo khung hình (frame generation). Các tối ưu hóa trong runtime và texture streaming giúp tăng thêm 22%, trong khi neural radiance cache đóng góp thêm 18%. Tổng cộng đạt 175 FPS, tức tăng 40% — một con số khá ấn tượng. Nhưng sau đó, DLSS 4 MFG4X lại được đưa vào, với tuyên bố “tăng” thêm 73%. Thực tế thì sao? Nó chỉ đơn giản là làm giảm thông số cơ bản khi không dùng frame generation từ khoảng 88 FPS xuống còn 76 FPS.
Dù sao đi nữa, sức mạnh vẫn đủ cao để mang lại trải nghiệm chơi game mượt mà, đặc biệt nếu bạn sở hữu một màn hình 4K 240 Hz. Tuy nhiên, đó là khi sử dụng RTX 5090 — mẫu GPU mà trong các bài kiểm tra của Tom’s Hardware cho thấy hiệu năng cao hơn tới 60% so với RTX 5080 trong các tựa game ray tracing nặng, cao hơn 75% so với RTX 5070 Ti và vượt trội tới 143% so với RTX 5070.
Theo những thông số đó, khi bật nâng cấp và MFG4X, RTX 5070 có thể chỉ đạt khoảng 125 FPS trong Portal RTX. Tuy nhiên, về độ phản hồi đầu vào và độ trễ, trải nghiệm thực tế có thể chỉ tương đương khoảng 31 FPS. Vẫn có thể chơi được, nhưng chắc chắn không đạt đến mức mà những con số MFG đưa ra có thể khiến người dùng kỳ vọng. 120 FPS với MFG không mang lại cảm giác giống như 120 FPS gốc, hay thậm chí là 120 FPS với frame generation thông thường.
Và đừng quên “5070 có hiệu năng ngang 4090”
Những điều này như “xát muối vào vết thương” của những ai tin vào công bố “5070 có hiệu năng ngang 4090” mà Nvidia đưa ra trong sự kiện công bố. Sau khi GPU này mở bán, mọi bài đánh giá đều chỉ ra đây là chỉ là lời nói dối.
Theo trang Ars Technica, RTX 5070 là một nỗi thất vọng. Nó chỉ nhỉnh hơn RTX 4070 Super một chút, trong khi vẫn giữ nguyên mức giá niêm yết 549 USD như RTX 4070 bản thường. Về mặt kỹ thuật, đây vẫn là một sự cải tiến, nhất là với việc hỗ trợ Multi-Frame Generation. Nhưng mức cải thiện hiệu suất gần như không đáng kể này lại đi kèm với mức tiêu thụ điện tăng 13,5% khi hoạt động nặng, một sự đánh đổi chẳng mấy có lợi dù nhìn theo cách nào.
RTX 5070 giống như một sản phẩm được tạo ra khi Nvidia không quá bận tâm đến những gì đối thủ đang làm.