Bo mạch chủ là gì? Cấu tạo và vai trò

bo mạch chủ

Với những ai mới tìm hiểu về máy tính, PC thì bo mạch chủ hẳn là thành phần luôn nằm top đầu cần nắm rõ. Bài viết này, hãy cùng Trần Gia Computer sơ lược những gì mà một newbie cần biết về bo mạch chủ nhé!

Bo mạch chủ là gì?

Bo mạch chủ, có các tên gọi khác là mainboard hay motherboard, hoặc nhiều người thường gọi tắt là Mobo hoặc Main. Hiểu một cách đơn giản thì bo mạch chủ là một bảng mạch in với các con chip được tích hợp, các tụ điện cùng với các cổng kết nối, khe cắm để lắp đặt các linh kiện như RAM, SSD, CPU,… và kết nối các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, webcam,… 

Vai trò của mainboard là kết nối kết nối các linh kiện, thiết bị lại với nhau để hoạt động như một thể thống nhất. Mainboard cũng quản lý nguồn điện, cung cấp năng lượng cho CPU và các linh kiện khác qua kết nối nguồn. Do đó, có thể coi mainboard như “xương sống” của toàn bộ hệ thống PC.

Mainboard Asus Prime Z790M Plus CSM 

Cách thức hoạt động của mainboard: Khi máy tính được bật, mainboard đầu tiên nhận dạng và kết nối với CPU. CPU sau đó nhận tín hiệu từ BIOS (Basic Input/Output System) hoặc UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) trên mainboard để bắt đầu quá trình khởi động. BIOS hoặc UEFI chịu trách nhiệm cho việc kiểm soát và cấu hình cơ bản của hệ thống.

Cấu tạo của bo mạch chủ

Cấu tạo của bo mạch chủ gồm 4 phần chính:

bo mạch chủ

Socket CPU

Socket CPU hay còn gọi là đế cắm CPU, là bộ phận lắp cố định chip vào bo mạch chủ, các dòng chup sẽ thích hợp với mỗi loại bo mạch phù hợp. Thường thì số socket càng lớn sẽ hợp với dòng chip càng hiện đại và ngược lại. Nhìn chung socket là nơi chứa và kết nối với CPU, nơi xác định loại và thế hệ CPU có thể sử dụng trên mainboard. 

Chipset

Chipset là một cụm, một hệ thống các con chip, vi mạch trên bo mạch chủ, làm việc với nhau một cách nhất quán, nó có vai trò quyết định những tính năng cơ bản của bo mạch chủ, là cầu nối trung gian giữa các phần của hệ thống PC với nhau, cũng như với các kết nối bên ngoài. Trên PC, Chipset được chia thành Northbridge (Chip cầu Bắc) và Southbridge (Chip cầu Nam). Trong đó, chip cầu Bắc sẽ điều khiển các thành phần cần có tốc độ hoạt động nhanh như CPU, RAM và card đồ hoạ, chip cầu Nam sẽ đảm nhận điều khiển các thiết bị tốc độ chậm như ổ cứng, USB, âm thanh,…  Về cơ bản, chip cầu Bắc sẽ quản lý và vận hành nặng hơn so với chip cầu Nam.

Các dòng Chipset trên PC phổ biến của Intel gồm:

  • H: Dòng phổ thông, bị hạn chế một số tính năng để ưu tiên về mức giá.
  • B: Dòng tầm trung, được tích hợp tương đối đầy đủ tính năng và công nghệ của các nhà sản xuất.
  • Z: Dòng cao cấp, có hiệu năng mạnh mẽ, có hỗ trợ ép xung và thường được dùng chung với những CPU cao cấp có khả năng ép xung.
  • X: Dòng đặc biệt, thường có chuẩn socket khác hẳn với những dòng còn lại trong cùng một thế hệ, thường đi chung với những CPU rất mạnh.

Các dòng Chipset trên PC phổ biến của AMD gồm:

  • A: Dòng phổ thông, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dùng AMD
  • B: Dòng bình dân, được hỗ trợ các công nghệ mới ở mức tương đối, có hỗ trợ ép xung
  • X: Được chia làm 2 dạng, những chipset như X370/470/570 là bo mạch chủ cao cấp hướng đến đối tượng người dùng phổ thông. X399 là dành cho nền tảng HEDT, có chuẩn socket riêng, được thiết kế để đi chung với những con CPU cực mạnh.

Các khe cắm

  • Khe RAM (Memory Slots): Nơi cắm RAM, nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời cho CPU và các ứng dụng.
  • Khe PCIe (PCI Express Slots): Khe cắm mở rộng cho các card đồ họa, card mạng, ổ đĩa SSD, và các thiết bị khác
  • Khe PCI (Peripheral Component Interconnect): Khe mở rộng cho các card mở rộng khác như card âm thanh, card mạng, v.v.
  • Khe M.2 là một loại khe mới, dùng để cắm SSD M.2 PCIe NVMe (tốc độ cao) hoặc SSD M.2 SATA (tốc độ như chuẩn SATA thông thường). Các bo mạch cỡ mini-ITX thường có 1 khe, các cỡ lớn hơn thì sẽ có nhiều hơn.

VRAM

VRAM (Voltage Regulator Module) là một hệ thống các IC, đèn mosfet, tụ điện,… làm nhiệm vụ chuyển đổi, kiểm soát và điều phối dòng điện chạy trong bo mạch chủ. VRM càng cao cấp thì càng cung cấp được dòng điện mạnh, ổn định và ít nhiễu cho CPU và một số linh kiện khác. Thường thì những dòng bo mạch chủ càng cao cấp, đắt tiền thì sẽ có một dàn VRM càng mạnh mẽ và tinh vi.

Ngoài ra, mainboard còn có Cổng USB, HDMI, và Audio; BIOS/UEFI; Bộ nguồn (Power Connectors); Bộ làm mát (Cooling Solutions); Chân I/O (Input/Output Ports).

Về kích thước mainboard, hiện có khá nhiều chuẩn kích thước khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ATX (thường được dùng cho các dàn PC lớn), MicroATX (thường sử dụng cho các dàn PC bình dân, tầm trung ráp sẵn) và Mini-ITX (thường được sử dụng để ráp những dàn PC siêu nhỏ gọn). 

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết thêm bo mạch chủ là gì? Nếu cần tìm kiếm mainboard hay linh kiện máy tính, PC chất lượng với giá thành cực tốt bạn có thể ghé Trần Gia Computer hoặc liên hệ Hotline 0909 424 276 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *