Khi RTX 4080 đang là chiếc card màn hình đã khẳng định được vị thế thì RTX 5080 thuộc dòng VGA 5000 series chuẩn bị ra mắt. Và tất nhiên rồi, với một “tân binh” thì việc so sánh với người tiền nhiệm là điều khó tránh khỏi. Dưới đây chúng ta cùng so sánh về thông số và các tính năng giữa RTX 4080 vs RTX 5080 nhé!
Thông số kỹ thuật của RTX 4080 vs RTX 5080
Thông số kỹ thuật | RTX 4080 | RTX 5080 |
Kiến trúc | Ada Lovelace | GB203-400-1 |
Nhân CUDA | 9.728 | 10.752 |
Nhân Tensor | 304 | 336 |
Nhân RT | 76 | 84 |
Base Clock | 2.20GHz | 2.30GHz |
Boost Clock | 2.50GHz | 2.62 GHz |
Tốc độ VRAM | 22.5 Gbps | 32Gbps |
VRAM | 16GB GDDR6X | 16GB GDDR7 |
Bus VRAM | 256-bit | 256-bit |
DLSS | DLSS 3 | DLSS 4 |
Bus tiêu chuẩn giao tiếp | PCIe 4.0 x16 | PCle 5.0 x16 |
Băng thông | 736 GB/s | 960GB/sec |
Kết nối nguồn | 16 pin x1 | 16 pin x1 |
Đầu nối màn hình | 1x HDMI 2.1b, 3x DisplayPort 2.1b | 1x HDMI 2.1, 3x DisplayPort 1.4a |
TDP | 320W | 350W |
So sánh thông số của RTX 4080 vs RTX 5080
Dựa vào bảng thông số trên có thể thấy RTX 5080 mang đến nhiều nâng cấp trên hầu hết các phương diện so với RTX 4080. Dưới đây là những điểm khác biệt nổi bật.
Kiến trúc
RTX 4080 dựa trên kiến trúc Ada Lovelace, trong khi đó RTX 5080 sử dụng kiến trúc Blackwell hoàn toàn mới. Blackwell được xây dựng trên quy trình sản xuất 3nm hoặc 5 nm của TSMC, cho phép tăng mật độ bóng bán dẫn, cải thiện hiệu suất tổng thể và giảm mức tiêu thụ năng lượng. Đây được xem là cải tiến lớn của Nvidia, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của game thủ và các nhà sáng tạo nội dung.
Bộ nhớ DDR7
Điểm nổi bật đáng kể chính là RTX 5080 sử dụng bộ nhớ GDDR7 tiên tiến, với băng thông vượt trội so với GDDR6X trên RTX 4080. Nâng cấp này không chỉ cải thiện dung lượng mà còn tăng đáng kể băng thông bộ nhớ cho các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên bộ nhớ như chơi game ở độ phân giải 4K hoặc sử dụng các bản mod nặng.
CUDA Cores, TMUs, ROPs
RTX 5080 đều gia tăng đáng kể hứa hẹn mang lại sức mạnh xử lý đồ họa vượt trội, nhất là với tác vụ nặng, chơi game độ phân giải cao.
Bus tiêu chuẩn giao tiếp
RTX 5080 hỗ trợ chuẩn giao tiếp PCIe 5.0 x16, một nâng cấp so với PCIe 4.0 x16 trên RTX 4080. PCIe 5.0 cung cấp băng thông gấp đôi so với PCIe 4.0, cho phép truyền tải dữ liệu giữa GPU và CPU nhanh hơn.
Mặc dù hiện tại, băng thông của PCIe 4.0 vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của hầu hết các card màn hình, nhưng việc chuyển sang PCIe 5.0 sẽ giúp RTX 5080 sẵn sàng cho tương lai, khi mà các ứng dụng và game ngày càng đòi hỏi nhiều băng thông hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc RTX 5080 sẽ có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các CPU thế hệ mới hỗ trợ PCIe 5.0.
DLSS 4.0
RTX 4080 và RTX 5080 đều hỗ trợ công nghệ Ray Tracing và DLSS. Tuy nhiên, RTX 5080 được trang bị lõi RT (Ray Tracing Cores) thế hệ mới và phiên bản DLSS 4.0. DLSS 4 là bước đột phá mới nhất trong dòng card màn hình RTX 5000 series.
Điểm nhấn quan trọng nhất của DLSS 4.0 là tính năng Multi Frame Generation (MFG) – Tạo đa khung hình. Tính năng này cho phép tạo ra “lên đến ba khung hình bổ sung cho mỗi khung hình được render theo cách truyền thống”. Kết hợp với các công nghệ DLSS khác, MFG giúp nhân tốc độ khung hình lên gấp 8 lần so với phương pháp render truyền thống.
Theo NVIDIA thì sức mạnh của DLSS 4.0 đủ để chinh phục các tựa game độ phân giải 4K với 240fps với ray tracing toàn diện. Đây là một bước tiến vượt bậc, mang đến trải nghiệm gaming mượt mà và chân thực nhất.
Tốc độ xung nhịp
RTX 5080 có tốc độ xung nhịp cao hơn nhưng không quá vượt trội so với RTX 4080.
Điện năng tiêu thụ
Nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến, Blackwell mà TDP của RTX 5080 chỉ có 320W, không làm ảnh hưởng đến hiệu suất. Đây là ưu điểm lớn, đặc biệt trong bối cảnh các thiết bị ngày càng yêu cầu khả năng hoạt động bền bỉ và tiết kiệm.
Hiệu năng
NVIDIA tuyên bố RTX 5080 có khả năng tăng 15% hiệu suất với những tựa game bật Ray Tracing Native (không sử dụng DLSS).
RTX 5080 được kỳ vọng sẽ mang lại trải nghiệm chơi game 4K mượt mà hơn, với tốc độ khung hình cao hơn đáng kể so với RTX 4080. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của các công nghệ như DLSS thế hệ mới, RTX 5080 có thể sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho gaming 8K. Đối với các nhà sáng tạo nội dung, RTX 5080 sẽ giúp rút ngắn thời gian render video, xử lý các mô hình 3D phức tạp nhanh hơn, và mang lại hiệu suất làm việc cao hơn.
Nhìn chung, qua thông số có thể thấy RTX 5080 có nhiều nâng cấp hơn so với RTX 4080, hứa hẹn mang đến nhiều đột phá. Dự kiến, cuối tháng này, RTX 5080 cùng RTX 5090 sẽ chính thức bán ra thị trường, với mức giá lần lượt là 1.999 và 999 USD. Chúng ta cùng đón chờ nhé!