3 bước chọn nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng

nguồn máy tính

Chọn nguồn máy tính (PSU) không phù hợp dễ gây ra nhiều hệ luỵ lại tốn kém khi sử dụng lâu dài. Vậy nên, bên cạnh VGA, RAM, CPU… bạn chớ bỏ qua PSU khi có kế hoạch build PC nhé! 

Bài viết này Trần Gia Computer sẽ mách bạn cách lựa chọn PSU để build PC đúng chuẩn.

Nguồn máy tính là gì?

Nguồn máy tính hay PSU (viết tắt của Power Supply Unit) là thiết bị nằm ở trong thùng máy, có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các bộ phận của máy tính (ổ cứng, bo mạch chủ, RAM…). Hiểu sâu hơn thì PSU là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều từ điện lưới (AC, điện nhà bạn) thành dòng điện một chiều (DC) để cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính. 

nguồn máy tính

PSU là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng cho chiếc PC của bạn

Mặc dù khi build PC, PSU không được bàn luận nhiều như VGA, CPU hay RAM nhưng không thể phủ nhận PSU là thiết bị đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu PSU không phù hợp với máy sẽ dễ gây ra các sự cố hư hỏng khi sử dụng, đồng thời lâu dài sẽ dội mức tiền điện hàng tháng của bạn. Do đó, chọn một bộ nguồn tốt, phù hợp là việc rất cần được chú tâm.

Cách chọn nguồn máy tính build PC phù hợp

Để chọn nguồn máy tính phù hợp, cơ bản sẽ có 3 bước gồm xác định công suất phù hợp với máy, xác định ngân sách và lựa chọn hãng sản xuất, nơi mua uy tín. Nghe có vẻ đơn giản nhưng với những ai chưa có kinh nghiệm, thường sẽ không biết bắt đầu từ đâu và chọn như thế nào. 

Vậy nên để bất cứ ai cũng dễ dàng lựa chọn được PSU phù hợp, bài viết này Trần Gia Computer sẽ chia thành 2 phần, bao gồm thông số cần nắm và các bước chọn nguồn nhé.

Nắm các thông số, từ ngữ quan trọng trên PSU

Để nhận diện được một bộ nguồn tốt, một trong những cách có thể tin tưởng nhất là dựa vào thông số. Có khá nhiều thông số trên PSU, tuy nhiên về cơ bản, bạn chỉ cần lưu ý các thông số, từ ngữ sau:

Định mức “80plus”

Đối với nguồn, điện năng chắc chắn là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn. Việc dẫn truyền không hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí điện năng, giảm tuổi thọ linh kiện. Định mức “80 plus” được xem như một quy chuẩn chung về hiệu suất chất lượng của một sản phẩm PSU. Vì để đạt định mức này bộ cấp nguồn phải đạt hiệu quả ít nhất 80%, nghĩa là chỉ có 20% điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt. PSU hiệu quả càng cao thì tiêu hoa càng ít điện năng, sản sinh càng ít nhiệt.

định mức 80 plus

Định mức 80 plus thường ghi cạnh tên một kim loại quý

Kiểu dây nguồn

Không ảnh hưởng đến chất lượng nhưng chọn kiểu dây phù hợp sẽ giúp bạn có trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Các kiểu dây nguồn thường thấy gồm:

  • Full Modular là bộ nguồn cho phép tháo toàn bộ cáp nối, những sợi cáp không cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ. Kiểu này phù hợp với bộ nguồn cao cấp hoặc có nhu cầu làm đẹp case máy tính.
  • Non-Modular: Đây là kiểu không tháo được dây, thường thấy ở các dàn PC nhất
  • Semi-Modular: Là kiểu chỉ tháo được một vài dây. Riêng cáp chính như cáp 24 pin và cáp 8 pin là không tháo rời.

Kích thước nguồn

Có nhiều PSU với nhiều kích thước khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Trong đó phổ biến có ATX thích hợp với các điều kiện thực tế và SFX nếu bạn thích nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. 

  • ATX PS2: Là loại nguồn tiêu chuẩn nhất thường được sử dụng ở các thùng máy tính chơi game hiện nay. Công suất từ 250W – 1000W.
  • ATX PS3: Cũng là loại nguồn thường được sử dụng ở trong các thùng máy chơi game nhưng với kích thước nhỏ nên phù hợp với các thùng máy có diện tích eo hẹp. Công suất tối đa: 300W.
  • SFX PSU 2: Kiểu này thường được sử dụng trong các thùng máy nhỏ, bị hạn chế kích thước. Công suất tối đa: 180W.
  • SFX PSU (Quạt 80mm dưới đáy): Tương tự như SFX PSU nhưng có thêm quạt thông gió dưới đáy.
  • ATX PSU: Loại nguồn có kích thước khá dài và nhỏ hơn ATX PSU tiêu chuẩn, nên phù hợp với các thùng máy mỏng nhẹ. Công suất tối đa: 350W.
  • TFX PSU: Kích thước siêu mỏng được sử dụng trên các loại máy tính All-in-one Công suất tối đa: 250W.

Cổng cắm

Cổng cắm của bộ có thể liền hoặc rời. Đầu cắm của bo mạch chủ là đầu 20 hoặc 24 chân tuỳ main. Đầu cắm cấp nguồn CPU có loại 4 và 8 chân. Đầu cắm cho ổ cứng SATA có 4 chân, đầu cắm ổ cứng ÂT có 4 chân.

Tính năng bảo vệ

Khi hoạt động không mong muốn xảy ra, tính năng bảo vệ sẽ làm việc. Có 3 tính năng bảo vệ cơ bản cho mọi nguồn là:

  • OCP: Bảo vệ quá mức
  • OVP: Bảo vệ quá điện áp
  • SCP: Bảo vệ ngắn mạch

Với bộ nguồn chất lượng cao hơn sẽ có các tính năng như OPP (bảo vệ quá điện), OTP (bảo vệ quá nhiệt), UVP (bảo vệ dưới điện áp), SIP (chống sét và xâm nhập)

3 bước chọn nguồn máy tính build PC đúng chuẩn

Sau khi nắm được những thông số, kí hiệu từ ngữ ở trên, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước dưới đây sẽ lựa chọn được PSU phù hợp.

Bước 1: Xác định công suất sử dụng phù hợp

Mỗi nhu cầu sử dụng sẽ tương ứng với công suất PSU. Hệ thống càng phức tạp, càng cần công suất lớn. Ví dụ như một hệ thống PC có vòng tản nhiệt bằng chất lỏng tùy chỉnh, bo mạch chủ cao cấp và 2 GPU sẽ tiêu hao điện năng hơn các hệ thống đơn giản. Do đó tùy nhu cầu để chọn công suất. Tránh chọn bộ nguồn có công suất quá lớn, tận dụng không hết gây lãng phí. Công suất quá thấp không đảm bảo hoạt động ổn định.

Để xác định công suất bạn có thể sử dụng công cụ: outervision.com. Hoặc xác định bằng cách áp dụng công thức: Công suất PSU = Công suất tất cả bộ phận PC + 100W-200W. 

cách chọn nguồn máy tính theo công suất

Truy cấp outervision.com để tính công suất PSU phù hợp

Lời khuyên là tốt hơn hết bạn nên chọn PSU có số watt cao hơn thay vì chọn chính xác số watt cần thiết của hệ thống. Ví dụ nếu hệ thống tính được cần 500W thì bạn nên chọn PSU có số watt đầu ra là 600 hoặc 650, như thế bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đầu tư và có thể nâng cấp thêm sau này.

Bước 2: Xác định tài chính

Nhiều người không quá quan tâm đến PSU. Thực tế một bộ nguồn xịn, tốt sẽ giúp bảo vệ các linh kiện khác trong trường hợp có sự cố xảy ra. Vì thế nếu bạn quá “keo” khi chọn PSU, bạn có thể sẽ hối hận vì sắm cả dàn mới sau này.

Theo giới chuyên gia thì chi phí đầu tư vào PSU nên chiếm khoảng 10% trong tổng chi phí dàn máy. Với các game thủ thì nên ưu tiên chọn các mẫu PSU đạt chuẩn 80 Plus Gold hoặc Platinum để đảm bảo.

Bước 3: Chọn hãng sản xuất uy tín, nơi mua tin cậy

Hiện có khá nhiều hãng sản xuất PSU, bạn có thể tham khảo những thương hiệu uy tín như Corsair, Cooler Master, Jetek, Xigmatek, MSI, Thermaltake, Seasonic, Antec…

Đặc biệt, bạn cần chọn được đơn vị phân phối uy tín. Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, việc lựa chọn một đơn vị uy tín, đáng tin cậy lại càng quan trọng. Không chỉ giúp bạn an tâm về chất lượng mà đội ngũ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn được PSU phù hợp với nhu cầu và ngân sách dự trù tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ về cách chọn nguồn máy tính ở trên hữu ích với bạn. Nếu bạn đang quan tâm, cần tìm mua PSU hay đang mong muốn build PC, tìm các linh kiện máy tính cũ, mới thì đừng ngần ngại, liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0935 132 878 – 0937 547 855 để được tư vấn chi tiết, từ đó sớm có cho mình lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *